RFID – hiểu sao cho đúng ?
Chào mừng bạn đến với hướng dẫn dành cho người bắt đầu tìm hiểu về hệ thống RFID! Bài viết này sẽ thực sự lý tưởng cho những ai yêu công nghệ, luôn muốn tìm tòi và ứng dụng hiệu quả các công nghệ, đặc biệt là những người đang làm quen với khái niệm và cách thức hoạt động của RFID.
1. Định nghĩa về RFID
RFID (Radio Frequency Identification) hay còn gọi là “Nhận dạng qua tần số vô tuyến”, dùng để chỉ công nghệ mã hóa dữ liệu kỹ thuật số vào thẻ RFID hoặc nhãn thông minh, được một đầu đọc ghi lại qua sóng vô tuyến. RFID tương tự như mã vạch, trong đó thông tin từ thẻ hay nhãn được thu thập bởi một thiết bị lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
2. Nguyên lý hoạt động
RFID thuộc về một nhóm công nghệ được gọi là Nhận dạng và Thu thập Dữ liệu Tự động (AIDC - Automatic Identification and Data Capture). Các phương pháp AIDC tự động xác định đối tượng, tập hợp thông tin dữ liệu về và nhập trực tiếp dữ liệu đó vào hệ thống máy tính mà không cần đến sự can thiệp của con người. Các phương pháp RFID sử dụng sóng vô tuyến để thực hiện điều này. Ở mức độ đơn giản, hệ thống RFID bao gồm ba thành phần: thẻ RFID hoặc nhãn thông minh, đầu đọc RFID và ăng-ten. Thẻ RFID chứa một mạch tích hợp và một ăng-ten, được sử dụng để truyền dữ liệu đến đầu đọc RFID (còn được gọi là bộ dò). Sau đó, đầu đọc sẽ chuyển đổi sóng vô tuyến sang dạng dữ liệu dễ sử dụng hơn. Thông tin được thu thập từ các thẻ sau đó được trao đổi thông qua giao diện truyền đạt để tới được hệ thống máy tính chủ, nơi dữ liệu có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và được phân tích ngay sau đó. Có ba dải tần số chính được sử dụng để truyền RFID - Tần số thấp (LF) 30 - 300 kHz, Tần số cao (HF) 13.56 MHz và Tần số cực cao (UHF) 300 - 3000 MHz.
3. Lợi ích có được là gì nếu ứng dụng hiệu quả công nghệ này?
RFID là một công nghệ chuẩn hóa, những ưu điểm vốn có của nó là tính năng nhận dạng đơn nhất, giao tiếp không dây và giúp tiết kiệm chi phí, mang lại những lợi ích thiết thực. Do đó, RFID đã đang và sẽ ngày càng được săn đón hơn trong việc triển khai các ứng dụng để phục vụ cho xã hội và nhân loại của chúng ta. Điển hình, công nghệ RFID được ứng dụng trong nhiều ngành để thực hiện các nhiệm vụ như:
- Kiểm soát phương tiện đi lại
- Quản lý hàng tồn kho
- Theo dõi tài sản
- Theo dõi nhân sự
- Kiểm soát việc ra vào các khu vực hạn chế
- Quản lý chuỗi cung ứng
Cuối cùng, RFID hiện là một công nghệ nổi tiếng và đã có mặt trong nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, công nghệ này vẫn đang tiếp tục phát triển và được đổi mới, là một trong những công nghệ chủ chốt và sẽ luôn như vậy nhờ vào tiềm năng của mình.
==> Xem thêm: Cách thiết lập PK-UHF201 từ chế độ đọc sang ghi thẻ UHF và ngược lại.